Chương trình xử lý và cấp thị thực của Úc
Để chứng minh cho luận điểm trên, ông Michael nói thêm “Trong năm 2014 – 2015 vừa qua, chúng tôi đã cấp hơn 700.000 thị thực ngắn hạn, trong đó chủ yếu là sinh viên và những lao động có tay nghề cao được mời tới Úc.
Kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày một rộng mở khi nhu cầu đi lại, di chuyển, di trú từ nước này sang nước khác đang ngày càng tăng cao. Úc được dự đoán sẽ nằm trong nhóm các quốc gia đón nhận làn sóng dịch chuyển này đầu tiên, đòi hỏi Chính phủ Úc cần phải có chương trình xử lý và cấp thị thực hiệu quả hơn.
Ông Michael Pezzullo, Thư ký Bộ Quốc tịch và Bảo vệ biên giới Úc (DIBP) cho biết: “Các cơ quan hữu quan của chính phủ cần đưa ra chính sách và biện pháp để ứng phó tốt nhất với môi trường mới này. Những giải pháp đó cần được nghiên cứu và khảo nghiệm kỹ càng trước khi công bố”.
Trong một hội thảo chuyên đề về di trú toàn cầu của DIBP, ông Michael Pezzullo khẳng định DIBP cần áp dụng biện pháp tương tự các công ty đa quốc gia trong việc xử lý khối dữ liệu khổng lồ, điều phối công việc nhanh chóng và đưa những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để phát hiện và ứng phó với rủi ro.
Ông Michael Pezzullo – Thư ký Bộ Quốc tịch và Bảo vệ biên giới Úc (DIBP)
Trong buổi hội thảo tại trường Đại học Quốc gia Úc, ông Michael cho biết “Hệ thống hành lang pháp lý, chính sách, quy trình của chương trình di trú cần phải tương hỗ với sự tăng trưởng của nền kinh tế và chương trình cải cách quốc gia; đặc biệt điều này có liên quan đến tính cạnh tranh toàn cầu của thị trường lao động, du lịch và cả giáo dục”.
Ông Michael nhấn mạnh thêm, tuy vẫn còn một số hoài nghi về đóng góp tích cực của người nhập cư đối với thị trường lao động tại Úc, thông qua việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về lao động có tay nghề và kỹ thuật, giúp nâng cao hiệu suất lao động, giảm gánh nặng của nền dân số già.
Ông cũng chỉ ra rằng Úc vẫn luôn cần những chương trình nhập cư cho thường trú nhân bởi điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của nền kinh tế đất nước và cân bằng mô hình nhân khẩu học quốc gia. Chúng ta đã ghi nhận nhiều hình thức nhập cư mới và cần đánh giá đúng những lợi ích của các loại thị thực ngắn hạn như du học và làm việc đối với quốc gia. Xét theo tổng thể chung, những công dân quốc tế này đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước.
Để chứng minh cho luận điểm trên, ông Michael nói thêm “Trong năm 2014 – 2015 vừa qua, chúng tôi đã cấp hơn 700.000 thị thực ngắn hạn, trong đó chủ yếu là sinh viên và những lao động có tay nghề cao được mời tới Úc. Tất cả những nhánh visa này cùng với visa cho phép công dân New Zealand được phép đi lại, làm việc giữa hai nước thực sự đã mang lại nhiều lợi ích rất lớn.
“Khi so sánh con số trên với 189.000 visa thường trú vĩnh viễn thuộc diện kỹ năng tay nghề và đoàn tụ gia đình trong năm 2014-2015, có thể thấy rõ quy mô của nhóm thị thực lưu trú và thăm viếng ngắn hạn hiện nay lớn như thế nào. Trong tương lai, chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều hơn cách thức tận dụng tốt nhất lợi ích từ thị trường lao động nhập cư toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh lao động ngày một căng thẳng”, ông Michael phân tích.
“Với vị thế là quốc gia đa văn hóa và sở hữu lượng cư dân nhập cư lớn, chúng ta đã xây dựng được hình ảnh một quốc gia hướng ngoại, tự tin và gắn kết công dân toàn cầu. Đất nước chúng ta luôn gìn giữ và vun đắp những thành phần xã hội tích cực, đồng thời tôn trọng và dung hòa sự đa dạng sắc tộc. Mong rằng người dân Úc sẽ luôn tôn trọng lẫn nhau bất kể những khác biệt về văn hóa, chủng tộc, tôn giáo và hi vọng tất cả người dân được đối xử bình đẳng, được công nhận toàn quyền và nghĩa vụ của một thành viên trong xã hội”, ông Michael đã có những lời phát biểu rất xúc động.
Theo ông, việc cải cách là cần thiết bởi nếu không thay đổi thì DIBP sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu cấp thị thực đang tăng mạnh như hiện nay. Ông minh họa thêm: “Chúng ta có thể tham khảo cách thức từ những công ty bán lẻ về cách xử lý dữ liệu quy mô lớn và những phân tích tiên tiến dựa trên phương pháp kỹ thuật số, thông tin sản phẩm chọn lọc, giao dịch bảo mật và thuận lợi để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng”.
Ông kết luận: “Thực tế đã quá rõ ràng, Úc là quốc gia đa văn hóa rất thành công trong việc áp dụng những chính sách di trú không phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo… Chúng ta tin tưởng rằng những người nhập cư mới, dù đến để ổn định cuộc sống hay chỉ để du lịch, làm việc hoặc học tập trong thời gian ngắn đều có thể hòa nhập dễ dàng vào xã hội Úc, với tinh thần tuân thủ luật pháp và những giá trị cốt lõi của nước nhà, hướng tới sự tôn trọng lẫn nhau, dù là một cá nhân hay cả cộng đồng.
Leave a Reply