Chia sẻ một số kinh nghiệm định cư làm việc tại New Zealand

Những nhà sử dụng lao động New Zealand không biết những công ty bạn từng làm việc, vì vậy thật là một ý tưởng hay nếu bạn nói thêm mô tả ngắn về công ty của bạn trước đây trong CV – như số lượng nhân viên, trụ sở, và websites

Tìm việc và nộp đơn xin việc

Trước khi chuyển đến, nhiệm vụ đầu tiên của bạn có lẽ là tìm một công việc. Lý do là hầu hết những người di trú cần có một công việc để lấy work visa.

Điều ngoại lệ là nếu bạn đủ điều kiện để xin visa khác, như cư trú, working holiday, hoặc visa đi cùng vợ/chồng. Trong trường hợp này, bạn có thể lấy visa đó trước khi lấy work visa.

Hoàn toàn có thể chấp nhận được và hợp pháp nếu bạn xin việc trước khi được cấp visa. Các nhà tuyển dụng nói chung rất hiểu hoàn cảnh, và khi bạn xin việc, sẽ giúp bạn nộp đơn visa. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không thể làm việc, kiếm tiền cho đến khi visa được cấp.

Các trang còn trống

Các trang web chuyên nghiệp nếu bạn ở nước ngoài

Có nhiều trang web được thiết kế để kết nối những người làm việc nước ngoài với người sử dụng lao động ở New Zealand. Các công ty đưa danh sách các công việc trên các websites này có nhiều kinh nghiệm trong việc thuê người di trú. Hai trang web để tham khảo là workhere và working in.

Các trang

Có nhiều trang web chuyên ngành có nhiều ngành nghề có sẵn trong ngành của bạn.

Các trang web công việc phổ thông

Hai trang web được biết đến nhiều nhất cho người tìm việc ở New Zealand là TradeMe and Seek. Những trang này có danh sách rất nhiều việc trống, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm ở nước ngoài, thì bạn có thể thấy vài người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng tuyển.

Bạn cũng có thể tìm danh sách những trang web có việc trống, gồm những trang web chuyên ngành đặc trưng về nghề nghiệp New Zealand.

Dịch vụ việc làm cho người mới đến New Zealand (New Kiwis)

New Kiwis là dịch vụ miễn phí dành cho người nhập cư. Khi bạn đăng ký trên hệ thống dữ liệu, một trong các đội ngũ sẽ hướng dẫn bạn thông qua quy trình tìm việc trong ngành của mình. Họ cũng có thể giúp bạn định hình CV của mình và chuẩn bị cho việc phỏng vấn.

Công ty tuyển dụng:

Các nhà sử dụng lao động New Zealand thường nhờ các công ty tuyển dụng hoặc đại lý tìm kiếm các ứng viên và tìm ra nhân viên phù hợp, đặc việt là các chuyên gia và các công việc ở trình độ cao. Những công ty đại lý này có thể “lấy phí tìm người” từ các công ty khi họ tìm được người thành công.

Trang web việc làm ở New Zealand có một danh sách toàn diện các công ty tuyển dụng và các trang web các công việc còn trống.

Bạn có thể muốn đăng ký với trên một đại lý tuyển dụng. Điều đó nhìn chung là tốt, nhưng đừng đăng ký quá nhiều. Vì nhiều đại lý tuyển dụng cùng đề xuất một công việc sẽ làm cho bạn – và cả đại lý – không chuyên nghiệp. Thị trường việc làm ở New Zealand rất nhỏ, nên đặc biệt, rất quan trong nếu bạn đánh dấu lại những người bạn vừa mới liên hệ công việc và khi nào.

construction-jobs

Tìm kiếm công việc ở thành phố Canterbury xây dựng lại

Nếu bạn nghĩ bạn có thể tìm kiếm một công việc trong quá trình xây dựng lại thành phố Christchurch và Canterbury sau vụ động đất năm 2010 và 2011, thì nơi đầu tiên để tìm kiếm là Trung tâm việc làm và tay nghề Canterbury (Canterbury Skill & Employment Hub).

Những người sử dụng lao động có thể sử dụng Hub để đề xuất những công việc cần thiết cho việc xây dựng lại, thậm chí nếu những công việc này không có trong danh sách thiếu hụt nhân viên tay nghề của nhập cư New Zealand.

Nếu việc tìm kiếm không khớp với dữ liệu của người New Zealand, thì những người sử dụng lao động sử dụng Hub có thể được Nhập cư New Zealand chấp thuận work visa nhanh hơn cho những ứng viên quốc tế.

Liên hệ trực tiếp

Nhiều công việc không được quảng cáo hoặc liên hệ trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc các tổ chức chuyên nghiệp có thể là một chiến lược hay.

Thể hiện sự chủ động luôn gây ấn tượng cho các nhà sử dụng lao động. Vì vậy, đừng sợ gọi điện hoặc gửi email cho công ty mà bạn muốn làm việc chung, thậm chí đó không phải là cách bạn thường làm ở nhà.

Thậm chí nếu bạn không có việc làm phù hợp, thì những người mà bạn nói chuyện có thể giới thiệu vài đồng nghiệp ở các công ty khác, hoặc cho bạn lời khuyên về các kỹ năng khác bạn có mà giúp ích cho người khác.

Nhiều người sử dụng lao động muốn có cuộc gặp mặt đối mặt hơn, nên hãy thăm New Zealand and có các buổi phỏng vấn gặp mặt có thể tăng cơ hội tìm kiếm việc của bạn.

Nhiều người mất một kỳ nghỉ “tìm hiểu thực tế” sơ bộ ở đây và có những cuộc hẹn để tìm kiếm những công ty quan trọng. Hãy đảm bảo bạn đặt cuộc hẹn qua điện thoại hoặc gửi email cho khoảng thời gian sắp tới, vì các công ty New Zealand ở đây không đánh giá cao việc lên lịch cận ngày ở phút cuối.

Ngày nay, việc gọi điện cho công ty ở nước ngoài không khó hơn gọi điện trong nước là mấy, nhờ vào việc lựa chọn các cuộc gọi chi phí thấp khác nhau, như qua Skype. Hãy nhớ kiểm tra chênh lệch múi giờ giữa nước của bạn với New Zealand.

CV và thư giới thiệu

CV mà các công ty ở New Zealand thích mẫu CV khác với mẫu bạn hay sử dụng. Ví dụ, bình thường chúng ta không liệt kê công việc hoặc khóa học mà chúng ta từng làm hoặc học, đó là điều phổ biến ở nhiều nước. Chúng ta có khuynh hướng cho ví dụ về việc chúng ta có những kỹ năng khác nhau như thế nào, hơn là liệt kê ra. Trong khi bạn phải bán khả năng của mình qua 1 tờ CV, hãy nhớ người New Zealand không đánh giá cao tính khoe khoang, khoác lác.

Những nhà sử dụng lao động New Zealand không biết những công ty bạn từng làm việc, vì vậy thật là một ý tưởng hay nếu bạn nói thêm mô tả ngắn về công ty của bạn trước đây trong CV – như số lượng nhân viên, trụ sở, và websites

“Nhiều người cho rằng CVcủa tôi không phải là thứ các công ty ở New Zealand muốn nhìn vào. Tôi đến từ đâu chúng ta chuẩn bị CV theo một cách khác: chúng ta cho đi kinh nghiệm bản thân. Ở đây, không ai thích đọc một câu chuyện!”

Đó cũng là thông lệ tiêu chuẩn khi kèm theo thư giới thiệu khi nộp đơn xin việc. Nó giống như một trang “rao hàng” tại sao bạn nghĩ bạn thích hợp cho công việc này. Cần trang trọng nhưng đầy tính thuyết phục.

Có vài mẹo nhỏ để tạo CV và thư giới thiệu cho bạn, xem trang website việc làm New Zealand.

Đừng quên mang theo bằng cấp của mình đến New Zealand. Nếu bạn gửi đơn xin việc, đừng gửi bản gốc. Hãy photo và công chứng. Nếu bạn đang ở New Zealand, thì thẩm phán hòa giải (JP) có thể làm điều đó.

Mọi thông tin về việc sử dụng bằng cấp nước ngoài ở New Zealand có sẵn tại trang việc làm có sẵn (getting job-ready).

Phỏng vấn

Giống như CV, việc phỏng vấn ở New Zealand có thể khác. Người New Zealand có thể hơi thân mật khi phỏng vấn, và điều này sẽ được thấy rõ trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn có thể được một đến ba nguời, hoặc đến bốn người phỏng vấn, và người phỏng vấn bạn là người không cùng giới tính với bạn.

Trước khi phỏng vấn, hãy tìm những thông tin về các công ty tiềm năng càng nhiều càng tốt. Hãy nghĩ về những kỹ năng mà bạn có, làm thế nào để chúng đáp ứng được vai trò công việc và những ví dụ thực tế bạn đưa ra phù hợp với công việc. Trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể được yêu cầu cho ví dụ về cách bạn xử lý các tình huống tại nơi làm việc. Ví dụ, bạn có thể được yêu cầu đưa ví dụ cách giải quyết trong thời hạn nghiêm ngặt. Đây được gọi là phỏng vấn hành vi, rất phổ biến.

Ăn mặc chỉnh chu để tạo ấn tượng và đảm bảo đến đúng giờ.

Để có nhiều mẹo hơn về phỏng vấn, ghé truy cập trang web nghề nghiệp New Zealand.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *